Với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của công nghệ đời sống và xã hội; đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, các tổ chức giáo dục ngày càng đưa ra nhiều lựa chọn để xác định lại cách nhìn nhận đối với kiến trúc của các thư viện. Các trường đại học, viện nghiên cứu đang tính toán lại không gian của thư viện nhằm cải tạo cấu trúc thư viện hiện có. Nhiều nơi thiết kế, xây dựng các tòa thư viện mới nhằm hướng tới mục đích đáp ứng, phục vụ tốt nhất cho nhà nghiên cứu, giảng viên, người học,…Sự cởi mở này đã mang đến nhiều sự cải cách trong kiến trúc của thư viện, vì vậy xây dựng bản vẽ mặt bằng thư viện là một việc không mấy dễ dàng và phải thực hiện một cách kỹ càng và nghiêm túc.
Mặt bằng thư viện tại một số công trình
Thư viện tại thành phố Birmingham, Anh
Sơ phác ý tưởng mặt bằng thư viện
Mặt bằng thư viện gắn cùng với mặt bằng nhà hát kịch
Thư viện Birmingham (Anh) là một thư viện công cộng nằm ở thành phố Birmingham, Anh. Thư viện nằm ở phía Tây trung tâm thành phố tại quảng trường Centenary, bên cạnh là tòa nhà hành chính (Baskerville House) và kề với nhà hát kịch nói (REP) tạo thành một khối, trải dài trên một phía trục chính của quảng trường.
Công trình này được thiết kế trở thành tượng đài, thành một địa điểm văn hóa và giải trí của cư dân trong thành phố, gắn liền với quảng trường là nơi thường xuyên có các sự kiện và lễ hội trong những ngày lễ.
Thư viện Birmingham được công ty tư vấn nổi tiếng Hà Lan Mecanoo thiết kế, sau khi giành được thắng lợi trong một cuộc thi kiến trúc quốc tế với nhiều kiến trúc sư và các hãng tư vấn nổi tiếng trên thế giới tham gia.
Công trình này gồm nhiều không gian thư viện dành cho người lớn, trẻ em, trung tâm nghiên cứu, thư viện âm nhạc, trung tâm y tế, phòng đa phương tiện, khu vực lưu trữ, văn phòng quản lý, phòng triển lãm, quán cà phê, phòng họp quy mô 300 chỗ ngồi cùng một số chức năng sử dụng chung tại Nhà hát kịch liền kề (REP).
Thư viện được thiết kế nhằm đảm bảo khả năng tiếp nhận 5000 người đến đọc và truy cập mỗi ngày, được bố trí các thiết bị có khả năng hiện đại hóa toàn bộ các hoạt động dịch vụ trong thư viện, là nơi có nguồn thông tin công cộng lớn nhất tại châu Âu.
Thư viện khoa học tổng hợp ở Đà Nẵng
Hình thức biểu tượng của thư viện này khi được mô tả trên không gian 3 chiều đã mang lại những lợi thế vô cùng tích cực cho công trình.
Mặt đứng của công trình này được thiết kế theo hình thức hiện đại, được thống nhất với mặt bằng, sử dụng thông minh các mảng tường lam che nắng kết hợp cùng với các mảng kính lớn, làm tăng cường hiệu quả thẩm mỹ cho công trình, đồng nhất trong thiết kế mặt đứng, tạo ra một tổng thể công trình thư viện đẹp, chung thống nhất với nhau.
Với khí hậu đặc thù của miền Trung là nắng nóng, mưa nhiều, tường bao quanh thư viện hướng Tây chủ yếu sử dụng là các mảng đặc, các tấm chắn nắng dọc theo hai hành lang bọc lấy công trình. Hành lang ngoài đóng vai trò như một lớp để cách nhiệt, giảm nắng chói chang chiếu trực tiếp vào không gian phòng đọc, tạo một môi trường ánh sáng phù hợp cho mắt người đọc và bảo quản tài liệu lưu trữ được tốt hơn.
Ngoài ra với khí hậu và tầm nhìn vô cùng thuận lợi từ sông Hàn, toàn bộ công trình này mở ra về hướng Đông.
Công trình thư viện mang hình tượng rất đặc trưng, khẳng định được vị thế riêng nhưng vẫn rất hài hòa với cảnh quan kiến trúc chung quanh nó.
Khu vực công cộng và khu đọc sách được cách bằng những bức tường, và kính cách âm. Những vật liệu tự nhiên dùng để giảm thiểu tiếng ồn cũng được sử dụng tối đa để đảm bảo mức ồn luôn trong phạm vi cho phép ở tất cả mọi khu vực trong thư viện.
Bản vẽ mặt bằng của thư viện này có bố cục chặt chẽ, sắp xếp hợp lý, chi tiết, khoa học thuận lợi cho việc tiến hành xây dựng khi thi công thư viện này.
Khuôn viên bao bên ngoài thư viện
Kết Luận
Trên đây là đôi nét về cấu trúc mặt bằng thư viện và tổng quan của kiến trúc hai thư viện khá nổi tiếng. Bản vẽ cho thiết kế mặt bằng thư viện là vô cùng quan trọng cho quá trình thi công được dễ dàng và thuận lợi hơn. Mặt bằng của thư viện rộng rãi, sắp xếp hợp lý cũng luôn là một điểm cộng cho thư viện khi người đọc tìm đến.