Những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thiết kế mặt bằng nhà công nghiệp 

Bạn đang muốn xây dựng một công trình để phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh nhưng lại chưa nắm rõ về quy trình thiết kế cũng như xây dựng nhà công nghiệp? Bạn đang trong quá trình tham khảo thiết kế mặt bằng nhà công nghiệp nhưng có quá nhiều thông tin khiến bạn băn khoăn? Hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến bạn những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thiết kế mặt bằng nhà công nghiệp giúp bạn sớm hoàn thiện công trình một cách hoàn hảo nhất nhé.

mặt bằng nhà công nghiệp

Tìm hiểu về mặt bằng nhà công nghiệp

Nhà công nghiệp và mặt bằng nhà công nghiệp

Nhà công nghiệp là loại nhà được xây dựng và lắp đặt bằng những cấu kiện thép đã gia công theo bản thiết kế. Để có được bản thiết kế chuẩn xác, các kiến trúc sư cần căn cứ vào diện tích khu đất, đặc điểm sản xuất cũng như quy mô của nhà máy để đưa ra bản vẽ tối ưu, hoàn hảo nhất cho chủ đầu tư.

mặt bằng nhà công nghiệp

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất khi xây dựng chính là việc đòi hỏi phải thiết kế mặt bằng nhà công nghiệp phù hợp với hệ thống sản xuất. Chính vì vậy, các kiến trúc sư và chủ đầu tư phải tính toán kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật để xóa bỏ mọi rủi ro trong quá trình thi công.

Phân loại nhà công nghiệp

Nhà công nghiệp hiện nay được phân loại theo nhiều tiêu chí, điển hình có thể kể đến như phân loại dựa theo chức năng, phân loại dựa theo số tầng hoặc phân loại theo đặc điểm kết cấu khung thép.

Xem thêm:   TOP những mẫu nhà chữ L 3 tầng đẹp - ấn tượng

Theo chức năng:

  • Công trình năng lượng
  • Công trình giao thông
  • Công trình hành chính – phúc lợi

Theo kết cấu khung thép:

  • Nhà công nghiệp nhẹ
  • Nhà công nghiệp lớn

Những nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế mặt bằng nhà công nghiệp

Đặc điểm và quy trình sản xuất

Mỗi mặt bằng nhà công nghiệp sẽ có những điểm đặc trưng và dựa theo đặc điểm này, các kiến trúc sư sẽ đưa ra những giải pháp thiết kế mặt bằng riêng cho từng công trình. Mức độ độc hại, nguy cơ cháy nổ, tiếng ồn, rác thải và bụi bẩn là những đặc điểm sản xuất mà chủ đầu tư cũng như các kiến trúc sư cần đặc biệt lưu tâm.

mặt bằng nhà công nghiệp

Bên cạnh đó, để thiết kế và xây dựng mặt bằng nhà công nghiệp còn cần dựa vào từng công đoạn sản xuất, phương tiện vận chuyển, sơ đồ mạng lưới cung cấp kỹ thuật cũng như hệ thống trang thiết bị sản xuất. 

Các đối tượng xí nghiệp công nghiệp

mặt bằng nhà công nghiệp

Thêm một nhân tố quan trọng không kém khi thiết kế mặt bằng nhà công nghiệp chính là xác định đối tượng xí nghiệp công nghiệp gồm 2 loại là nhà công nghiệp và công trình kỹ thuật. Nhà công nghiệp được xây dựng với mục đích sản xuất, quản lý, cung cấp năng lượng, nhà kho, trạm điều hành, phục vụ, bảo vệ… thường có mái che, tường bao quanh kín hoặc bán lộ thiên, có thể gồm một hoặc nhiều tầng.

Còn công trình kỹ thuật được xây dựng theo dạng kiến trúc kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất, gồm các kho hoặc sân bãi chứa hàng hóa, nguyên vật liệu…

Một vài lưu ý khi thiết kế mặt bằng nhà công nghiệp

Thiết kế nền và móng

mặt bằng nhà công nghiệp

Nền và móng là phần vô cùng quan trọng không chỉ với mặt bằng nhà công nghiệp mà còn với tất cả các công trình xây dựng. Với nhà công nghiệp, các kiến trúc sư thường sử dụng móng đơn hoặc móng cọc có hệ dầm bao quanh nhằm mục đích truyền tải trọng xuống nền đất phía dưới. Nền nhà công nghiệp thường được đổ bê tông dày khoảng 200mm nhằm mang lại sự chắc chắn, an toàn cho cả công trình.

Xem thêm:   Đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng Đà Nẵng uy tín, chất lượng, giá rẻ

Xà gồ, khung vì kèo và mái nhà

Vì kèo có hình tam giác cân, có khả năng chịu lực để chống đỡ cùng với xà gồ giúp mái nhà thêm phần kiên cố, chắc chắn. Không chỉ vậy, khung vì kèo còn góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho công trình, tạo sự đối xứng và đỡ hai mái dốc về hai bên.

mặt bằng nhà công nghiệp

Thông thường, nhà công nghiệp thường sử dụng tấm lợp loại nhẹ để giảm trọng lượng cho khung vì kèo và xà gồ. Tuy nhiên, tấm lợp thường không có khả năng chịu nhiệt gây ra nóng bức cho công nhân. Chính vì thế, hiện nay các nhà đầu tư sử dụng thêm vật liệu cách nhiệt như tấm cách nhiệt túi khí hoặc bông thủy tinh, tấm panel cách nhiệt để tạo không khí mát mẻ, dễ chịu cho công nhân.

mặt bằng nhà công nghiệp

Tầng lửng mặt bằng nhà công nghiệp

Tầng lửng trong nhà công nghiệp có vai trò rất quan trọng, giúp tạo ra sự thông thoáng, dễ chịu cho toàn bộ công trình. Bên cạnh đó, tầng lửng còn giúp mở rộng không gian sử dụng, từ đó góp phần tăng năng suất cho nhà công nghiệp.

Sàn của tầng lửng thường là sàn đổ bê tông hoặc sử dụng tấm cemboard. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng: sàn đổ bê tông cứng, sở hữu nhiều công năng; sàn làm từ tấm cemboard thuận tiện trong việc thi công và trọng lượng cũng nhẹ hơn so với sàn bê tông.

Trên đây là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thiết kế mặt bằng nhà công nghiệp cùng một vài lưu ý hữu ích khi xây dựng nhà công nghiệp. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn trong quá trình xây dựng nhà công nghiệp phục vụ mục đích sản xuất.

TIN TỨC LIÊN QUAN