Một vài quy định bảo hành công trình

Căn cứ quy định vào Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì chủ đầu tư sẽ phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với tất cả các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về các quyền và trách nhiệm của các bên trong quy định bảo hành công trình xây dựng; thời hạn về bảo hành công trình xây dựng,các thiết bị công trình, các thiết bị công nghệ…

quy định bảo hành công trình

Yêu cầu bảo hành công trình xây dựng

Công trình xây dựng được coi là một sản phẩm do con người tạo ra bằng chính sức lao động, trí tuệ và các sự liên kết của rất nhiều nguyên  vật liệu làm lên kết cấu công trình. Tuy nhiên, dù công trình xây dựng đó  được xây dựng một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng, khoa học cũng không thể tránh khỏi các sự tàn phá, ăn mòn do thiên nhiên và quá trình sử dụng của con người. Trên thực tế, có rất nhiều công trình sau một khoảng thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra các tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan, lẫn sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy,việc xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thi công công trình để nhằm khắc phục, sửa chữa hay còn có thể gọi là bảo hành công trình xây dựng là điều rất cần thiết.

Yêu cầu về quy định bảo hành công trình xây dựng

Căn cứ theo quy định tại Luật Xây dựng vào năm 2014, Nghị định số 46/2015, bảo hành công trình xây dựng là yêu cầu đặt ra đối với từng chủ thể và các đối tượng tham gia xây dựng, phát triển cái công trình xây dựng. Theo đó:

Xem thêm:   Top 10 dịch vụ làm giấy tờ xe máy

Đối với công việc thi công các công trình xây dựng thì nhà thầu thi công xây dựng sẽ chắc chắn phải chịu trách nhiệm bảo hành theo từng yêu cầu của mỗi hạng mục xây dựng, công trình xây dựng cũng như khắc phục hoặc là sửa chữa công trình xây dựng.

Đối với việc cung cấp thiết bị công trình, thiết bị công nghệ thì trách nhiệm bảo hành công trình sẽ thuộc về nhà thầu cung cấp thiết bị với các yêu cầu như thay thế thiết bị khi bị hư hỏng hoặc thiết bị có khiếm khuyết mà đó là do có lỗi của nhà thầu cung cấp thiết bị công trình, thiết bị công nghệ làm ra.

Trường hợp bảo hành công trình xây dựng là nhà ở thì tùy theo mỗi mức độ, nhà thầu sẽ phải tiến hành sửa chữa, khắc phục chi tiết mọi sự hư hỏng ở phần khung, cột, dầm,  trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ…và các hạng mục xây dựng khác nằm trong thỏa thuận hợp đồng.

Thời hạn bảo hành công trình xây dựng

quy định bảo hành công trình

Thời gian bảo hành, nâng cấp, cải tạo từng các hạng mục công trình, công trình xây dựng mới được quy định theo chi tiết tại Nghị định số 46/2015 về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng sẽ được tính từ khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình, và công trình xây dựng.

Cần lưu ý rằng, không phải lúc nào cũng được bắt buộc công trình xây dựng phải hoàn thành mới nghiệm thu mà tùy theo các đặc thù của từng hạng mục, công trình xây dựng đó có thể còn một số tồn tại về chất lượng nhưng về cơ bản thì không có ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình,với khả năng chịu lực, công năng và có thể đưa các công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng thì chủ đầu tư đó có thể nghiệm thu từng phần hoặc nghiệm thu điều kiện. Trường hợp này, thời hạn bảo hành cũng sẽ được tính từ thời điểm từng phần của các hạng mục công trình, công trình xây dựng.

Xem thêm:   Các quy đinh tách thửa mới nhất năm 2021

Thời hạn bảo hành đối với các loại công trình xây dựng

Bảo hành công trình xây dựng là những cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một khoảng thời gian nhất định các lỗi hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra ngay trong quá trình khai thác, và sử dụng công trình xây dựng. Theo quy định 46/2015 nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc sẽ bảo hành đối với mọi phần công việc do mình thực hiện.

Kết luận

Căn cứ theo quy định trên thì người thi công xây dựng cho nhà bạn sẽ phải có trách nhiệm về quy định bảo hành công trình cho gia đình bạn, và một số nội dung bảo hành bao gồm các khoản: Khắc phục, sửa chữa, thay thế các thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết do lỗi sản xuất của nhà thầu gây ra.

Do đó, việc bạn có yêu cầu người thầu chịu mọi khoản chi phí khắc phục, sửa chữa, thay thế các thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết của căn nhà là vô cùng hợp lý.

TIN TỨC LIÊN QUAN